Cây chè ở lại

Ở mỗi vùng trà, từ lúc hạt già rơi xuống nảy mầm đến khi cao lớn đồ sộ, có những cây tiếp tục huy hoàng, có những cây chết đi, ngã quỵ vì nhiều lý do khác nhau.

Trong chuyến thăm vùng trà Tà Xùa, Sơn La tháng 9/2022 sau nhiều năm không trở lại, gặp nhiều người chủ yếu người H’Mông bản địa chuyên hái chè, sao chè làm việc độc lập cá nhân hay liên kết gia đình nhỏ tầm 5-7 người. Như mọi lần, tôi hỏi đủ thứ từ gia đình chỗ nào, nguồn gốc ở đâu, làm gì mưu sinh, lịch sử làm chè ngày xưa – ngày nay, cải tiến máy móc, học hỏi bán hàng cho ai, cây trà nhà quản lý ở đâu, chăm sóc – thu hái ra sao… Qua 1-2 ngày tôi gặp được anh Xuýn 35 tuổi, gọi là gì nhỉ, chắc là tri kỉ vùng trà, người anh em tốt sóng sánh bên nhau mọi việc, mọi lúc, mọi nơi. Anh hiền lắm, nhiệt tình, nhanh trí, trung thực, không biết chữ nhưng nhìn được số, khi nào ngân hàng chuyển khoản ting ting là anh biết ngay tiền về, còn tiền của ai thì chưa biết, phải đợi ai đó thông báo cụ thể. Anh gọi ai dò ảnh đại diện Zalo gọi, ai gọi tới hiện chữ thì anh chịu, cứ nghe rồi hỏi tên sẽ biết sau. Gặp anh Xuýn tại nhà người em trai cũng có làm chè, nói chuyện uống trà, thử trà miết, rồi đông người quá tôi di chuyển về nhà anh luôn cho tiện công việc các bên. Ăn cơm trưa xong cùng 2 vợ chồng anh bên cạnh quần thể sinh động nào chó mèo, ngan, vịt cảm giác rất thú vị và ấm áp.


Uống trà xong chúng tôi liền di chuyển tới 1 khu vực cây chè khác ban sáng thăm quan. Dọc đường bê tông 2,5m đến một khoảng không rộng lớn hơn hẳn, xa xa là thung lũng mù mây, ngay dưới là hủm nhỏ um tùm các cây chè mọc xen kẽ cây cao lớn, cây bè ngang đua nhau khoe dáng thân trắng xù xì khỏe mạnh, trong lùm cây lấm chấm bóng người đang hái chè. Chỗ này trước đây là nhà anh trai, chú anh sinh sống, nay mọi người chuyển ra trung tâm thôn thuận tiện sinh hoạt hơn. Đi một quãng thì hết đường bê tông, nối tiếp là 1 đường bê tông nhỏ xíu rộng chừng 60cm hướng lên cao chóp núi. Bộ lên gặp chị gái hái chè tươi về, hỏi chuyện chốc lát này kia rồi chào nhau. Cách 30-40m tự dưng có 1 cây chè mọc bên hông vòng qua bên phải, xòa thân cây tán lá xuống con đường, đi qua phải cúi gập người xuống hoặc lách sang bên kia tránh, nhìn rất ngộ luôn. Anh Xuýn hăng hái kể:


Xuýn: May là còn cây chè này, giờ vẫn có chè hái.
Tôi: Sao lại thế?
Xuýn: Ngày xưa làm đường này này, cây chắn vướng quá, định chặt bỏ, thấy nó cao cao nên để lại, giờ nó cao hơn nữa rồi, cũng đỡ
Tôi: Sao lại làm đường ở đây?
Xuýn: Ngày xưa ai cũng đi qua lối này. Con nhà anh đi học xa quá, lên xuống nên làm để đi dễ hơn
Tôi: Thế là giữ được cây chè này, nhìn đẹp to đấy anh, may thật.
Xuýn:
Tôi: Ủa, còn cây nào bị đốn lúc làm đường không?

Xuýn: À có mấy cây đấy, đứng chắn giữa cái đường này
Tôi: Đường nhà nước làm hả anh?
Xuýn: Không, đường này anh tự đổ, có nhà ông chú đến giúp
Tôi: Thế sau đó bao lâu nhà anh chuyển ra ngoài kia (nhà mới hiện tại)
Xuýn: 2-3 năm ấy
Tôi: Mất công bỏ mấy cây trà nhỉ! Cây trà to ko? Giờ có ai ở trên kia không?
Xuýn: Cây cũng to to một tí. Không có ai đâu, họ cũng đi chỗ khác ở rồi, giờ có cây chè thôi

Nhìn lại cây chè, to lớn, khỏe mạnh, xum xuê, tôi đoán chừng gần 200 năm. Nghĩ thấy may mắn khi vẫn được thấy sự hiện diện cây chè lịch sử này ở nơi đây. Quay sang anh trai người Mông luôn trực nụ cười hiền hòa, hồn nhiên trên khuôn mặt, chúng tôi lại bước tiếp hành trình của mình.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: